Phân Bón Hữu Cơ Là Gì? Vai Trò Của Phân Bón Hữu Cơ Trong Canh Tác Nông Nghiệp

Việc sử dụng phân bón hóa học một cách tràn lan trong thời gian dài đã khiến nguồn đất sản xuất nông nghiệp ngày càng bạc màu, thoái hóa nghiêm trọng. Việc thay giảm bớt phân bón hóa học đang sử dụng sang các loại phân bón hữu cơ sẽ làm tăng độ phì nhiêu của đất, cải tạo đất hiệu quả, trả lại cho đất lượng lượng hữu cơ đã bị mất.

Phân Bón Hữu Cơ Là Gì? Tại Sao Lại Cần Sử Dụng Phân Bón Hữu Cơ Trong Trồng Trọt?

Phân bón hữu cơ là hợp chất hữu cơ dùng làm trong nông nghiệp, hình thành từ phân, phân động vật, lá và cành cây, than bùn, hay các chất hữu cơ khác thải loại từ nông nghiệp, công nghiệp hay nhà bếp.

Phân bón hữu cơ giúp tăng thêm độ màu mỡ, độ tơi xốp cho đất bằng cách cung cấp thêm các chất hữu cơ, chất mùn và bổ dưỡng.

Công Dụng Phân Bón Hữu Cơ​

1.Việc sử dụng phân bón hóa học một cách tràn lan trong thời gian dài đã khiến nguồn đất sản xuất nông nghiệp ngày càng bạc màu, thoái hóa nghiêm trọng.

2. Khi Đất thoái hóa và bạc màu do dư lượng phân hóa học và thuốc BVTV quá nhiều khiến độ P/H của đất thấp, dẫn đến Đất cằn, không giữ ẩm, không có hệ Vi Sinh Vật, đất không thể giữ và hấp thu được lượng phân bón hóa học tiếp theo khiến cho cây suy kiệt, cằn cỗi, không thể hấp thu chất dinh dưỡng từ đất…

3.Việc thay giảm bớt phân bón hóa học đang sử dụng sang các loại phân bón hữu cơ sẽ làm tăng độ phì nhiêu của đất, cải tạo đất hiệu quả, trả lại cho đất lượng lượng hữu cơ đã bị mất.

4. Các chất dinh dưỡng sẽ được phân giải từ từ để có thể cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng trong thời gian dài nhằm đảm bảo đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng của cây trồng trong suốt thời gian sinh trưởng của cây.

5. Đây đang được chú trọng và được coi là giải pháp tối ưu nhất để phục hồi đất sản xuất nông nghiệp của nước ta hiện nay.

6. Khi sử dụng phân bón hữu cơ, đất sẽ tạo môi trường thuận lợi cho vi sinh vật hữu ích phát triển, hạn chế tối đa các vi sinh vật gây hại.

Đặc Điểm Của Các Loại Phân Bón Hữu Cơ​
Những loại phân hữu cơ truyền thống nhìn chung thường có hiệu lực chậm, thời gian xử lý dài và hàm lượng dinh dưỡng thấp.

1. Phân chuồng

Phân chuồng là hỗn hợp chủ yếu của phân, nước tiểu gia súc và chất độn. Nó không những cung cấp thức ăn cho cây trồng mà còn bổ sung chất hữu cơ giúp đất tới xốp, tăng độ phì nhiêu, tăng hiệu quả xử lý hóa học.

2. Phân xanh​
Phân xanh là phân hữu cơ sử dụng các loại cây lá tươi bón hoặc vùi ngay vào đất để cho cây trồng và đất mà không qua quá trình ủ.

3. Phân rác​
Phân rác là phân hữu cơ được chế biến từ cỏ dại, rác, thân lá cây xanh, rơm rạ,…ủ với một số phân như phân chuồng, lân, vôi,..đến khi oai mục thành phân (thành phấn dinh dưỡng thấp hơn phân chuồng).

4. Phân trùng quế​
Phân trùng quế là phân hữu cơ vi sinh tự nhiên với quá trình sản xuất được gọi là ủ sâu, có thể thực hiện với quy mô nhỏ để xử lý rác thải hữu cơ tại các gia đình như rau củ, trái cây thừa.

Phân Bón Hữu Cơ Gồm Những Loại Nào?​
Phân hữu cơ công nghiệp (phân bón hữu cơ sinh học, phân hữu cơ vi sinh, phân bón vi sinh và phân bón hữu cơ khoáng)
Phân hữu cơ truyền thống (phân rác, phân xanh, phân chuồng,…)

Phân Bón Hữu Cơ Chế Biến Theo Quy Trình Công Nghiệp​
1.1. Phân bón vi sinh​

Là phân trong thành phần có chứa từ một hoặc nhiều loại vi sinh vật hữu ích gồm nhiều nhóm vi sinh vật phân giải hữu cơ, vi sinh vật cố định đạm, vi sinh vật ký sinh, vi sinh vật đối kháng, vi sinh vật phân hủy xenlulo,…

1.2. Phân bón hữu cơ sinh học​

Là phân bón chế biến từ các loại hữu cơ được pha trroojn, xử lý bằng cách lên men với sự góp mặt từ một hoặc nhiều loại vi sinh vật lợi giúp tăng và cân bằng hàm lượng chất dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng. Trong phân bón có trên 22% thành phần là chất hữu cơ.

Như phân gà hữu cơ nhật bản đang có hàm lượng hữu cơ lên đến 60-65%

1.3. Phân Bón Hữu Cơ Khoáng​

Là phân hữu cơ được phối trộn thêm các nguyên tố khoáng vô gồm N,P,K. Có chứa trên 15% thành phần là các chất hữu cơ, từ 8-18% tổng số các chất vô cơ (hóa hoc, N+P+K)

Phân gà hữu cơ vi sinh khoáng nhập khẩu từ Nhật Bản không những chứa hàm lượng hữu cơ cao mà nó còn chứa hàm lượng N-P-K vượt trội hơn các loại phân dê, phân trâu bò, phân trùn quế….

Đặc biệt phân gà giàu Kali và khoáng chất nên rất tốt khi dùng cho các loại cây ăn trái. Do đó, phân gà được xem là loại phân có chất lượng cao hơn hẳn các loại phân chuồng khác.

Hạt Phân Gà Viên Nén Hữu Cơ Khoáng Tan Chậm

Phân Gà Nhật Bản được thu gom từ các trang trại nuôi gà trên vùng cao không có người ở của nhật bản, vì người nhật hay ăn sống trứng vào buổi sáng thế nên đòi hỏi trứng gà phải có lượng đạm cao, người nhật cho gà ăn các loại thức ăn cao đạm, dẫn đến phân của gà nhật bản có lượng đạm rất cao.

Phân gà hữu cơ của Nhật được xếp hạng hàng đầu về khả năng cung cấp chất dinh dưỡng cao vượt trội hơn hẳn so với các loại phân khác.
Phân Gà Hữu Cơ

1.4. Phân Bón Hữu Cơ Khoáng Hà Lan Viên Nở​

Phân Gà Nở Hà Lan được sản xuất 100% từ các nguyên liệu tự nhiên chủ yếu là động vật và thực vật được chọn lọc kỹ lưỡng và thanh trùng sấy khô trước khi đưa vào sản xuất. Sự kết hợp hoàn hảo giữa các thành phần của tự nhiên giúp cây trồng tăng năng suất và đem lại giá trị kinh tế cao cho nông dân.

1.5. Phân Bón Hữu Cơ Khoáng Nhập Khẩu Bỉ Dạng Viên Nở​
Phân hữu cơ bỉ viên nén được sản xuất tại Bỉ với một dây truyền lên men, ủ, nén viên và sấy hiện đại nhằm đảm bảo cho ra từng viên phân bón chất lượng cao và đậm đặc. Ngoài hàm lượng Phân hữu cơ bỉ viên nén chứa hàm lượng hữu cơ cao >70% OM, thành phần đa lượng cao NPK 4-3-3

1.6. Phân Hữu Cơ Khoáng Nhập Khẩu Hàn Quốc​

Phân hữu cơ Hàn Quốc được sản xuất chỉ sử dụng các nguồn nguyên liệu chọn lọc thân thiện với môi trường, được tổng hợp từ phế phẩm của quá trình sản xuất công nghiệp như bã đậu nành, bánh dầu đậu phộng, xác bã cá tôm và nguồn phân gà được lên men, sau đó được trộn thêm các vi sinh vật có lợi để tạo ra dòng phân hữu cơ đạt được chứng nhận tiêu chuẩn hữu cơ an toàn!

2. Phân Hữu Cơ Truyền Thống​
Có nguồn gốc từ phân gia súc gia cầm, rác thải, phân xanh, thụ phẩm trong sản xuất nông nghiệp, chế biến nông – lâm – thủy sản,… được chế biến bằng các kỹ thuật ủ truyền thống.

Nhìn chung, các loại phân bón hữu cơ truyền thống thường có thời gian xử lý dài, hiệu lực chậm và hàm lượng chất dinh dưỡng khá thấp.

Hiệu quả của phân xanh khá chậm, chỉ có thể dùng để bón lót. Gây ra hiện tượng ngộ độc chất hữu cơ khi vùi thân và lá cây trong đất nhằm phân hủy các chất hữu cơ dễ dẫn đến phát sinh ra các chất độc hại như CH4, H2S,…

1. Phân chuồng, phân rác​
Có nguồn từ phân, nước tiểu đông vật như gia súc, gia cầm, phân bắc,… được chế biến bằng phương pháp ủ truyền thống.

Phân Chuồng Tự Ủ TriChoDerma

* Ưu điểm:

Có chứa các chất dinh dưỡng khoáng đa trung vi lượng, cung cấp chất mùn giúp cải tạo đất, tăng độ phì nhiêu, tơi xốp cho đất, ổn định kết cấu tạo điều kiện cho bộ rễ phát triển, hạn chế hạn hán, xói mòn.

* Nhược điểm:

Phải bón với lượng lớn phân bón do chỉ chứa hàm lượng chất dinh dưỡng thấp, chi phí vận chuyển cao, tốn nhiều nhân công.
Trong trường hợp chế biến không kỹ hoặc sử dụng phân chuồng tươi sẽ mang nhiều mầm bệnh cho cây trồng như vi khuẩn, vi rút, các bào tử nấm bệnh, hạt giống cỏ dại, nhộng kén côn trùng… gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

2. Than bùn

Phải qua chế biến mới sử dụng được cho cây trồng. Không thể bón than bùn trực tiếp

Than Bùn Ủ Thành Phân Hữu Cơ
* Ưu điểm:

Cải tạo đất, tăng độ phì nhiêu và độ hữu cơ trong đất.

* Nhược điểm:

Tốn chi phí và công sức vì than bùn có hàm lượng dinh dưỡng thấp, cách chế biến phức tạp nên phải cần dùng một lượng lớn phân bón.

Với những chia sẻ trên hy vọng giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về ưu nhược điểm của các loại phân bón hữu cơ, giúp người dân dễ dàng hơn trong việc lựa chọn loại phân bón nào cho phù hợp.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *